HÃY NÓI [TÁI CHẾ] NGHE Ý KIẾN CỦA BẠN





THÔNG TIN
Recycle Tattoo 1

A: 176 Huỳnh Văn Bánh, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh

Liên hệ

Phone: 090 747 07 79
Email: recycle.tattoo@gmail.com

Tin tức & Sự kiện
Đau xăm: Cơn nghiện kỳ lạ hay hành trình đắt giá?

-Xăm có đau không?
-Không biết đau không, nhưng xăm đi rồi nghiện!
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có người nghiện xăm? Đó đơn giản chỉ là cơn nghiện nhất thời hay thật ra là cả một hành trình đắt giá mà kết quả theo chúng ta cả đời? Cùng Recycle giải mã nhé!

 

Nghiện đau hay nghiện xăm?

Có những cơn đau khiến chúng ta giật điếng người, nhưng hồi phục dần rồi cứ thế biến mất. Lại có những cơn đau mãi âm ỉ theo thời gian, chầm chậm hoà vào tâm hồn rồi đánh thức nơi tận cùng ký ức. phải chăng đó chính xác mới là nguồn gốc của nghiện xăm?

Nhắc đến từ “Nghiện”, người ta dễ dàng liên tưởng đến những vấn đề tiêu cực. Đó là sự yêu thích một điều gì đó đến mức thái quá rồi đánh mất tự chủ trong hành vi lẫn cảm xúc. Đặt trong bối cảnh đi với “Xăm”, loại hình nghệ thuật còn bị hiểu sai và chưa được công nhận rộng rãi tại Việt Nam, rõ ràng càng khiến “xăm đi rồi nghiện” trở thành một viễn cảnh không mấy tốt đẹp.

Thực tế cho thấy, trong số những người đã từng đi xăm, chỉ một số ít là đặc biệt yêu thích cảm giác này, và nó cũng không dữ dội như lời đồn thổi. Vậy, làm thế nào để minh oan cho “cơn nghiện vô tội” này?

Theo một số nghiên cứu, cơ thể chúng ta tiết ra endorphin và adrenaline khi bị thương hoặc rơi và trạng thái căng thẳng, đây là 2 loại hormone giúp xoa dịu cơn đau và tạo ra cảm xúc tích cực. Từ đó có thể thấy, trạng thái thấp thỏm chờ đợi khoảnh khắc kim chạm vào da và cơn đau châm chích ngắt quãng do nó gây nên hoàn hảo kích thích sản sinh những hormone này. Tương tự như việc tập thể dục có thể giúp nạp năng lượng tích cực trong thời gian ngắn, khiến tinh thần chúng ta trở nên thoải mái hơn, lượng endorphin do đau khi xăm tiết ra kỳ thực không lớn, nên việc trở nên hoàn toàn phụ thuộc (còn gọi là nghiện) vào những kích thích này là cực hiếm. Tuy nhiên, những trường hợp hy hữu vẫn có thể xảy ra đối với một số đối tượng đặc biệt yêu thích sự đau đớn.

Nếu vốn dĩ chúng ta không nghiện đau, vậy nhu cầu tìm đến hình xăm thứ hai, thứ 3, thậm chí thứ n là do đâu?

Vượt trên những điều tưởng chừng rất logic và khoa học, nghiện xăm thật ra đơn giản chỉ là một cách nói cường điệu, bắt nguồn từ sự yêu thích thứ nghệ thuật vĩnh viễn trên da thịt mỗi người và hành trình tạo nên dấu ấn độc bản ấy. Khoảnh khắc tâm trí muốn dung hòa nỗi đau, trong miền ký ức gọi về khi liền mạch lúc đứt đoạn, ta bất giác nhớ lại những hình ảnh xưa cũ trong quá khứ – thứ tạo nên hình xăm mới đang dần thành hình trên da thịt hiện tại.

Cứ thế với mỗi hình xăm tăng lên, những cảm xúc, ký ức, trải nghiệm và vô vàn những thứ tưởng vô hình giờ đây hiện hữu, và trường tồn theo năm tháng. Mỗi hình ảnh đơn độc chẳng mang ý nghĩa nhất định, khi được “tái chế” có khi lại hàm chứa vạn điều chỉ một người hiểu thấu.

Định vị mức độ của cơn đau khi xăm

“Xăm có đau không?” là khúc mắc đầu tiên bật ra ngay tức thì đối với những người lần đầu tiên có ý định xăm mình.

Xăm chắc chắn đau. Làm sao có chuyện mũi kim nhọn di chuyển liên tục trên da mà không gây ra cảm giác gì. Tuy nhiên, đau ở mức độ nào lại là một vấn đề khác, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kích cỡ, vị trí, màu sắc, độ phức tạp của hình xăm và thậm chí là giới tính. Đối với những người lần đầu tiên xăm và ít nhiều lo ngại về vấn đề cơn đau, vị trí đặt hình xăm là yếu tố cần cân nhắc trước hết.

Mặc dù vẫn chưa có bằng chứng hay nghiên cứu khoa học chính thức nào chỉ ra chúng ta nên xăm vị trí nào để hạn chế cơn đau, nhưng dựa vào kinh nghiệm và trải nghiệm của các tattoo artist và người xăm, có thể rút ra mô tả tóm lược như sau: Những vị trí trên cơ thể có cơ săn chắc, lớp mỡ và da dày, ít dây thần kinh (như cánh tay, bắp tay, bắp chân, đùi ngoài, vai sau, lưng) sẽ ít đau hơn những vị trí có đặc tính ngược lại (như sống lưng, xương sườn, sau cổ, mắt cá). Đặc việt những vùng da gần xương sẽ đau nhiều (như giữa nách, lồng ngực).

Một cách trực quan hơn, mọi người có thể tham khảo qua biểu đồ vị trí đau trên cơ thể người. (Nguồn: Healthline.com)

Hành trình đắt giá của những cơn đau vô giá

Có những cơn đau vô giá trị và những cơn đau vô cùng giá trị. Một hình xăm có thể đắt giá đến chừng nào hoàn toàn là do ta quyết định.

Đừng bao giờ đi đến quyết định xăm nếu bạn vẫn chưa cân nhắc kỹ hoặc đang đi theo một trào lưu nào đó. Sẽ chẳng ra sao nếu chúng ta dùng tiền bạc và thời gian vô giá để đổi lấy kết quả là thứ cảm xúc khó chịu cùng nỗi hối hận sau này vì hành động bồng bột nhất thời.

Nỗi đau do kim xăm gây ra sẽ chẳng bao giờ sánh được với sự đau đáu trong lòng về ý nghĩa đằng sau mỗi hình xăm được khắc ghi lên da thịt. Khi đó, mỗi lần ta tìm đến một hình xăm mới là mỗi lần ta tận hưởng một hành trình mới của những cảm xúc thẩm sâu, là cơn nghiện kỳ lạ mọi người thường bảo nhau nhưng chỉ khi tự mình trải nghiệm ta mới nhận ra nó vô giá đến chừng nào.

Nếu bạn đã sẵn sàng tái chế nỗi đau thành kho báu, ở Recycle Tattoo chắc chắn có điều bạn cần.